Bí quyết kiếm tiền trên mạng

Thị trường Internet bùng nổ tạo ra một công cụ làm giàu cho rất nhiều người trong thế giới ảo. Tuy nhiên cơ hội giàu có thường đến với những người biết nắm bắt cơ hội và hiểu rõ các bí quyết kinh doanh thương mại điện tử.

- người khá thành công với công việc kinh doanh qua mạng nói: "Bạn không được thừa nhận mình thất bại. Tôi biết rằng bạn đã đọc và biết về những người từng kiếm tiền trên mạng. Tôi biết rằng bạn đã thử cố làm việc đó. Nhưng, bạn không nên đầu hàng vội. Tôi có một kế hoạch giúp bạn kiếm được ít nhất một khoản tiền nhờ Internet, và tôi sẽ trao cho bạn điều đó ngay bây giờ.

Đây là công thức kiếm tiền trên mạng một cách ngắn gọn của tôi: Về cơ bản, bạn phải khám phá ra trong tuần này, người ta dùng Google để tìm kiếm cái gì nhiều nhất? Sau đó chọn một trong số những cái mà họ tìm và nhanh chóng tung ra một cuốn sách điện tử, báo cáo điện tử, hoặc thậm chí là phát thanh điện tử liên quan đến vấn đề trên. Đưa nó lên mạng và bắt đầu kiếm tiền nhờ đó. Đưa một bản lên eBay. Tất cả chỉ có thế thôi.

Sau đây là cách thực hiện với 5 bước đơn giản:

1. Vào trang web google.com và tìm xem hiện tại mọi người tìm kiếm những vấn đề nào nhiều nhất.

2. Chọn một trong số những vấn đề mà bạn cảm thấy tò mò hứng thú.

3. Nghiên cứu vấn đề này trên mạng, sau đó biên soạn kỹ lưỡng thông tin về đề tài này. Đây sẽ là sản phẩm điện tử của bạn. Hãy đầu tư trí tuệ. Phát triển những vấn đề người ta thường quan tâm khi tìm kiếm về đề tài đó (Cách thức tạo nên sách điện tử nhanh nhất xem tại trang web 7dayebook.com

4. Sau đó nhanh chóng mở một trang web và quảng cáo bán sản phẩm. Bạn có thể mở tại địa chỉ GoDaddy.com (một trang web ở đây giá chỉ có 14,95 đôla một năm).

5. Đăng một bản lên eBay nơi sẽ thông tin về sản phẩm của bạn đến hàng triệu người.

Tóm lại, bạn đang lèo lái làn sóng xu hướng sở thích của công chúng.

Đây là một bí mật kiếm tiền có thật đã được kiểm nghiệm. Chẳng hạn trong dịp lễ Phục sinh, một người bạn chỉ cho tôi cuốn sách chẳng có nội dung gì ngoài những câu hỏi và câu trả lời về bộ phim "Niềm đam mê của chúa Giê-su" (The passion of The Christ). Cuốn sách được biên soạn từ nhiều dữ liệu. Tuy nhiên do nó liên quan đến bộ phim của Mel Gibson nên sách đã được bán và tác giả đã thu lời từ các chương trình truyền hình và đài phát thanh khắp cả nước.

Bạn cũng có thể làm được điều này. Đơn giản bạn chỉ cần tạo ra vài vấn đề liên quan đến những tìm kiếm phổ biến hiện thời và sử dụng các bước trên đây để bắt đầu việc bán sản phẩm của mình.

Vào một tuần của tháng Tư năm 2004, một trong những tìm kiếm dẫn đầu là “IRS”. Rõ ràng nếu bạn có thông tin để trợ giúp những người cần tìm hiểu về IRS, bạn có thể tận dụng nó để kiếm tiền. Nhưng nếu bạn không có bất cứ một thông tin nào, thì bạn có thể thể kiếm nó trên mạng, tìm một khía cạnh mới lạ và tung ra sản phẩm IRS riêng của bạn.

Trong một tuần khác, cái tên “Elisha Cuthbert” lọt vào 10 mục được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng. Bạn có thể sưu tập thành một thư mục tất cả các trang có ảnh của các nữ diễn viên, sưu tập các trích dẫn của cô, hoặc có thể viết một cuốn sách dạy nấu ăn của Elisha Cuthbert, hướng dẫn những mẹo vặt trang điểm, một cuốn truyện cười, hoặc bất cứ cái gì, dựa trên sự tìm kiếm trang web của bạn. Hoặc bạn có thể làm ngược lại, viết một số thứ có cái tên như: Tại sao tôi ghét Elisha Cuthbert? (diễn viên nổi tiếng người Canada). (Tôi thì không làm như vậy. Tôi cho rằng cô ấy là nữ diễn viên nổi tiếng trên chương trình truyền hình 24 và nghe nói cô ấy cũng khá dễ chịu). Bạn cũng có thể dấy lên cơn thịnh nộ và tạo một chiến dịch mang tên Elisha Cuthbert với cuộc đua Tổng thống (Elisha Cuthbert for President). Trang web của bạn có thể bán cuốn sách điện tử với nội dung Elisha là một ứng cử viên tổng thống.

Không phải ai đọc bài này cũng sẽ làm theo công thức trên, nhưng những người áp dụng nó đã có cơ hội để kiếm rất nhiều tiền một cách nhanh chóng. Liệu bạn có trở thành một người trong số họ.

Kế hoạch 7 ngày kiếm tiền trên mạng của :

- một nhà kinh doanh trên mạng khác cũng bật mí cách thức kiếm tiền của mình. Ông nói: "Chỉ trong 7 ngày, bạn có thể kiếm tiền theo một kế hoạch đơn giản, với từng bước như sau:

Ngày thứ nhất:

Tìm một chương trình liên kết thỏa mãn các tiêu chí sau:

Chủ đề bạn thực sự quan tâm

Quy trình bán hàng đã được chứng minh

Trả lương cao

Công ty danh tiếng

Hãy đăng ký với chương trình liên kết.

Hãy mua sản phẩm bằng cách sử dụng số đăng ký thành viên liên kết mới.

Ngày thứ hai

Đăng ký dịch vụ trả lời tự động. Tôi gợi ý sử dụng trang web autoresponder2.yanikrecommends.com bởi vì bạn sẽ tạo được một danh sách lớn và công ty này cho phép bạn quảng cáo miễn phí và có thể kiểm soát. Bạn sẽ sớm biết tại sao nó quan trọng đến thế. Chi phí là 19,95 đôla một tháng.

Hãy viết hai quảng cáo. Một quảng cáo phân loại cho sản phẩm liên kết (5 - 10 dòng) và một quảng cáo cho tạp chí điện tử (cái này dài hơn và giống như một thư bán hàng nhỏ). Một vài chương trình liên kết sẽ có mẫu cho bạn. Tham khảo những quảng cáo của chúng tôi (urefiremarketing.com/affiliate). Sẽ là lý tưởng nếu bạn tự làm. Tuy nhiên, việc đó không cần thiết. Khi viết quảng cáo, bạn phải chắc chắn thực hiện một cuộc gọi để kích hoạt địa chỉ tự động trả lời mới của bạn và đường dẫn liên kết cho chương trình mới của bạn. Đây là điều quan trọng bởi vì bạn cần thu được tên của những người quan tâm có triển vọng và tiếp tục chú ý đến họ.

Viết 3 chuỗi sau đây cho địa chỉ tự động trả lời của bạn. Chuỗi đầu tiên chỉ nên dừng ở việc giới thiệu đến mọi người một số điểm nổi bật của sản phẩm và đưa nó vào đường dẫn liên kết của bạn. Hai chuỗi tiếp theo là các bộ nhắc người ta kiểm tra khuyến nghị liên kết của bạn. Nếu bạn muốn bắt đầu bán hàng, bạn cần phải đưa ra một phần thưởng miễn phí đặc biệt. Đây là một động lực rất lớn. Bạn có thể tặng các quyển sách miễn phí, các phần mềm hay các thứ tương tự khác.

Ngày thứ ba

Hãy vào một số danh mục tạp chí điện tử và tìm nơi tốt nhất để đăng các quảng cáo. Nếu vào danh mục các tạp chí điện tử phải trả tiền như (lifestylespub.com/wow), bạn sẽ mất 39,95 đôla.

Xem các mẫu nếu có thể và đăng ký vào mẫu mà bạn lựa chọn. Có một vấn đề nảy sinh: Có thể đã có vài tạp chí điện tử đồng ý cho bạn quảng cáo, vì vậy bạn hãy quan tâm đến chủ đề này. Trong trường hợp đó, bạn hãy nhìn vào hộp thư xem bạn đã đọc loại tạp chí điện tử nào. Cần nhớ rằng, bạn mong muốn các tạp chí điện tử có nội dung tốt, không phải là thứ mà người ta chỉ có thể xóa đi. Và nếu bạn đã là một thuê bao, bạn phải biết chúng quan trọng như thế nào từ đầu.

theo ngân sách của bạn, hãy chạy quảng cáo phân loại hoặc một quảng cáo đơn lẻ nếu có. Sử dụng mã giám sát bộ tự động trả lời cho mỗi quảng cáo bạn đăng (có thể sử dụng nameofautoresponder.codeaweber.com). Đồng thời, nếu chương trình liên kết có khả năng giám sát, bạn có thể dùng cùng một mã này trong các bước tiếp theo. Hoặc đơn giản là đăng ký vài tài khoản liên kết để giám sát các quảng cáo khác nhau. Đây là điều đặc biệt quan trọng để biết rằng liệu bạn kiếm được tiền hay mất tiền.

Hãy đăng ký ít nhất một quảng cáo.

Ngày thứ tư

Quay trở lại trang đánh dấu của bạn và xem các nhóm thảo luận nào bạn đã tham gia. Dừng lại đó và tập trung suy nghĩ làm thế nào để đóng góp ý kiến vào các chủ đề này (chú ý là tôi không nói “hãy đăng quảng cáo lên”). Hãy ở vị trí có thể trả lời hết các câu hỏi được đưa lên. Khi bạn trả lời các câu hỏi, thông thường diễn đàn sẽ cho bạn cơ hội để đưa lên một đường dẫn. Đó là nơi bạn đặt đường dẫn liên kết của mình.

Chú ý rằng bạn nên tham gia thảo luận trước khi gửi bài, bởi vì bạn không muốn làm rác diễn đàn bằng các quảng cáo linh tinh.

Ngày thứ năm

Nếu quảng cáo của bạn đã hoạt động, bạn có thể thấy các mối liên hệ dần xuất hiện. Đó là một sự khích lệ to lớn, nhưng tiền chỉ đến thông qua việc bán hàng cho những người trong danh sách mới của bạn khi họ kích vào bộ tự động trả lời.

Nếu bạn bắt đầu nhận thấy một món tiền đang xuất hiện thì hãy đầu tư lại. Đừng để phí. Tìm những nơi khác để đưa các quảng cáo tạp chí điện tử lên. Bạn nên xem xét nhiều quảng cáo hoặc nâng cấp các quảng cáo phân loại thành một quảng cáo đơn.

Ngày thứ sáu

Thêm 2 hoặc 4 bản tin nữa vào chuỗi tự động trả lời của bạn, cách nhau khoảng 10 ngày. Các bản tin này có thể là các chứng thực, bổ sung cho các sản phẩm khác. Đồng thời, bạn nên thêm 1 hoặc 2 chuỗi nội dung. Các nội dung này có thể là các bài báo miễn phí với các đường dẫn liên kết của bạn.

Ngày thứ bảy

Bây giờ bạn đã có danh sách của hàng trăm người có triển vọng. Bạn nên bắt đầu nghiên cứu các sản phẩm bổ sung mà bạn có thể chứng thực hoặc được quyền làm. Sau đó, bạn trực tiếp gửi một email đến trang web của bạn, bạn có thể bắt đầu xây dựng trang web này ngay từ bây giờ.

Mới 29 tuổi, Yanik Silver đã được coi là một chuyên gia hàng đầu trong việc thiết kế các trang web kiếm tiền tự động. Anh là tác giả và nhà xuất bản của nhiều cuốn sách và công cụ tiếp thị, như:

www.InstantSalesLetters.com

www.InstantInternetProfits.com

www.InstantMarketingToolbox.com

www.33daystoonlineprofits.com

www.WebCopySecrets.com
Yanik là chuyên gia trong việc tạo các hệ thống sức mạnh và tài nguyên tăng cường khả năng kinh doanh. Khi rời văn phòng, Yanik thích chơi bóng chuyền bãi biển, trượt băng và chơi golf trên máy tính.

(Trích cuốn: "Bí quyết kinh doanh trên mạng" do Alpha Books phát hành)



Thương mại điện tử- sức mạnh Achilles


Có thể hiệu TMĐT trong thời đại mạng là quy trình gồm tìm đối tác, thỏa thuận hợp đồng, trao đổi hàng hóa (hoặc dịch vụ), thanh toán được thực hiện thông qua Internet.

Lạc quan hay bi quan?

Hiện nay, TMĐT của VN đã đi tới đâu? Ông Trịnh Thượng Thức – Phó Phòng Kinh doanh Dịch vụ Thẻ tín dụng, ngân hàng Vietcombank trả lời bằng giọng chắc nịch: “Chỉ bằng 1/10 so với thế giới”. Liệu có bị quan chăng? Chúng tôi quyết định tìm một lời đáp nhiều hy vọng hơn. Trao đổi vấn đề này với chị Dương Tố Dung – Giám đốc Kỹ thuật, Công ty giải pháp TMĐT VEC, chị bộc bạch: “Chỉ số phát triển TMĐT VN không quá thấp so với khu vực, vấn đề chỉ là do khả năng hiểu biết và nhận thực củ doanh nghiệp về TMĐT còn hạn chế”. Trong khi chị Lương Thị Mai – Giám đốc Cty TNHH dịch CAO Network thì tự tin hơn: “Tôi tin trong một tương lai không xa, TMĐT sẽ là công cụ chính giúp các DN mở rộng phạm vi kinh doanh của họ ra thế giới”.

Vấn đề là, thế mạnh của TMĐT bắt đầu từ nhân tố chính: nhà kinh doanh.

Cho đến nay, không ít DN chưa có website (điều kiện đầu tiên để thực hiện TMĐT) và nhiều DN còn quan niệm quá sớm để đề cập đến vấn đề này.

Theo thống kê của Trung tâm Internet VN đến tháng 4/2005, tỷ lệ người VN sử dụng Internet là 8,7%. Tỷ lệ này không quá thấp so vớikhu vực. Trong khi đó, chỉ khoảng 20% DN có website, sẵn sàng cho TMĐT. Trước thực trạng như vậy, liệu có là quá sớm khi nghĩ về TMĐT? Mặt khác, không ít DN đã đồng nghĩa TMĐT với thanh toán điện tử và trước những vấn đề bất cập của Luật Giao dịch điện tử hiện nay, họ cho rằng không có lý do gì để phát triển TMĐT.

Điều này xuất phát từ cách hiểu chưa xác đáng về TMĐT. Nói nôm na, TMĐT là hình thức DN xây dựng website quảng bá sản phẩm, nhằm thu hút đối tác và liên lạc với khách hàng thông qua Email hoặc các công cụ hội đàm trực tuyến như ICQ, MS Messenger… Tại nhiều quốc gia trên thế giới, TMĐT đã trở thành công cụ hiệu quả trong việc tìm kiếm đối tác, trao đổi hàng hóa và thanh toán qua mạng bằng thẻ tín dụng.

Tại VN, số lượng người sử dụng thẻ tín dụng chưa nhiều, Luật Giao dịch và chữ ký điện tử chỉ mới dự thảo, vấn đề an toàn trong giao dịch trực tuyến chư cao… chính là những rào cản đối với quá trình mở rộng tầm hoạt động kinh doanh của DN trên phương tiện TMĐT.

Thực tế, trừ số lượng nhỏ các DN thực hiện TMĐT với hình thức bán lẻ, đa phần các DN tham gia TMĐT hiện nay đều tập trung vào 2 điểm quan trọng là quảng bá sản phẩm để tìm kiếm đối tác trên toàn càu và hỗ trợ quảng cáo trong nước. Hầu hết đều được thực hiện thông qua trang website và dừng lại ở khâu thanh toán trực tuyến. Hiện nay, còn có thêm mô hình Marketplace, một kiểu sàn giao dịch điện tử, giúp người bán và người mua có thể tìm thấy cơ hội giao thương vẫn còn bỏ ngỏ.

Thiếu website chuyên nghiệp, thừa website… nghèo nàn

Hiện nay, hơn 70.000 DN đang hoạt động với khoảng 20% có website, trong đó chỉ 1/2 số trang có khả năng thu hút khách hàng, còn lại là các trang “nghèo” và thiếu cập nhật thông tin sản phẩm.

Không ít website được tạo nên… cho có. Thiết kế lòe loẹt, thông tin sơ sài, lúc ẩn lúc hiện, khi nhanh khi chậm, hoặc sẽ mất tăm sau cả năm trời không có người truy cập. Chưa kể nhiều website chuyên kinh doanh hàng XK, nhằm đến khách hàng nước ngoài nhưng ngôn ngữ sử dụng lại toàn tiếng Việt.

Theo khảo sát của Cty Giải pháp TMĐT VEC, tính đến tháng 5/2005, trên mạng Internet có hơn 40 triệu website, một tháng có hơn 1.000.000 website mới ra đời và không ít hơn số website này “chết” đi. Như vậy, có một website đâu đã hết chuyện, quan trọng là bao nhiều người sẽ biết và giao dịch trên nó. Từ đó, đòi hỏi DN phải tận dụng những chiêu thức marketing khác để giới thiệu sản phẩm của mình.

Chị Lương Thị Mai – Giám đốc CAO Network khẳng định: “Chính các tiện ích đặc biệt của website đã giúp nó trở thành cầu nối, rút ngắn khoảng cách giữa DN nhỏ và lớn”. Một Cty quy mô nhỏ nhưng có website chuyên nghiệp và khả năng marketing tốt sẽ hiệu quả tốt hơn nhiều so với một Cty lớn mà website nghèo nàn. Tính chất của TMĐT là không biết mặt nhưng vẫn giao thương tốt, DN nhỏ vẫn có thể “bắt tay” với các đại gia chỉ từ một website.

Bên cạnh đó, website còn giải quyết nỗi lo của DN về chi phí và không gian quảng cáo. Một DN nếu một quảng bá trên truyền hình chỉ có thể “chạy” trung bình 30 giây/1 mẫu, với báo in tối đa 1 trang cho 1 lần. Trong khi 1 website hoạt động 24/24 với số lượng thông tin vô hạn và không gian quảng bá rộng khắp trên thị trường toàn cầu, chuyên nghiệp hơn là tính tương tác với đối tượng khách hàng, cho phép hỗ trợ kịp thời và đặt hàng trực tuyến.

Website TMĐT của các DN VN hiện nay chủ yếu theo 2 xu hướng: bán lẻ qua mạng và sàn giao dịch điện tử. Các trang có thực hiện bán lẻ qua mạng, ngay cả nhiều trang có số lượt người truy cập cao hiện nay như vietnamshops.com, thegioimobile.com cũng không tạo được doanh thu như mong đợi. Người truy cập chủ yếu nhấp chuột để xem hơn là để mua. Điều này xuất phát từ thói quen mua hàng trực tiếp và trả bằng tiền mặt tại chỗ của dân ta.

Trong khi đó, website theo mô hình sàn giao dịch điện tử tỏ ra hợp thời, hiệu quả và thu hút người xem hơn hẳn. Cách đây 2 năm, lúc vnemart. com.vn, sàn giao dịch TMĐT trực tuyến đầu tiên ở VN ra đời, chỉ tập trung giới thiệu hàng mỹ nghệ, phục vụ xúc tiến xuất khẩu với số DN không quá 50, các tiện ích website chưa được thiết lập đầy đủ thì hiện nay, số công ty tham gia đã lên hơn 700 với các sản phẩm được da dạng hóa.

e–Marketing: cơ hội kinh doanh toàn cầu hóa

e–Marketing được hiểu là hình thức quảng bá thông qua Internet, www hoặc email. Đa số các website TMĐT của DNVVN ở VN hiện nay, chiêu thức e – Marketing thường thấy là trao đổi đường link, rao vặt hoặc đặt banner trên các website khác.

Với các sàn giao dịch điện tử như vnmarketplace.net, vnemart.com.vn… các DM có nhiều “đất” hơn để “dụng võ”. Nhờ vào lượng lớn người truy cập sẵn có từ các sàn giao dịch điện tử, DN có thể giới thiệu hàng hóa, mở e-cataogue hoặc siêu thị ảo…

Trong trường hợp không có website, DN vẫn dễ dàng thực hiện e – Marketing bằng email. Chị Minh Hương – Trưởng phòng Xuất nhập khẩu, Cty dệt Phong Phú cho biết: “Dù hiệu quả có thể chưa tới 1/10 nhưng chiến lược email marketing của chúng tôi là giới thiệu đại trà. Thông qua việc thu thập website và địa chỉ email, chúng tôi gửi các e – catalogue giới thiệu sản phẩm đến họ. Dĩ nhiên, với đối tác lớn, việc gửi email như vậy sẽ không bao giờ được phúc đáp. Song, về xác suất, nếu gửi 100 thư thì ít nhất cũng được 1 -2 thư hồi âm. Như vậy là đủ!”.

Trước những hạn chế khách quan của TMĐT trong nước, thì việc các DN VN phải bắt đầu ngay là thực hiện một website bắt mắt với chiến dịch e-Marketing hiệu quả. Không còn sớm để gác tay suy nghĩ khi nào sẽ bắt đầu gia nhập kinh tế số hóa, cũng đừng vội trăn trở trước những hạn chế trong chính sách và hành lang pháp lý cho Luật Giao dịch điện tử. Có thể giờ đây, chúng ta sửng sốt khi biết rằng, có hơn 40 triệu người ở Trung Quốc đã tham gia TMĐT với giá trị giao dịch trên 2 tỷ USD.

Điều này cho phép chúng ta có thể lạc quan rằng trong một đích đến không xa, Achilles Việt Nam sẽ chẳng thu Achilles Trung Quốc!

5 đặc trưng của quảng cáo trực tuyến Việt Nam 2007

Thương mại điện tử- sức mạnh Achilles
Tạp chí Nhịp Cầu
02:34' PM - Chủ nhật, 24/07/2005

Có thể hiệu TMĐT trong thời đại mạng là quy trình gồm tìm đối tác, thỏa thuận hợp đồng, trao đổi hàng hóa (hoặc dịch vụ), thanh toán được thực hiện thông qua Internet.

Lạc quan hay bi quan?

Hiện nay, TMĐT của VN đã đi tới đâu? Ông Trịnh Thượng Thức – Phó Phòng Kinh doanh Dịch vụ Thẻ tín dụng, ngân hàng Vietcombank trả lời bằng giọng chắc nịch: “Chỉ bằng 1/10 so với thế giới”. Liệu có bị quan chăng? Chúng tôi quyết định tìm một lời đáp nhiều hy vọng hơn. Trao đổi vấn đề này với chị Dương Tố Dung – Giám đốc Kỹ thuật, Công ty giải pháp TMĐT VEC, chị bộc bạch: “Chỉ số phát triển TMĐT VN không quá thấp so với khu vực, vấn đề chỉ là do khả năng hiểu biết và nhận thực củ doanh nghiệp về TMĐT còn hạn chế”. Trong khi chị Lương Thị Mai – Giám đốc Cty TNHH dịch CAO Network thì tự tin hơn: “Tôi tin trong một tương lai không xa, TMĐT sẽ là công cụ chính giúp các DN mở rộng phạm vi kinh doanh của họ ra thế giới”.

Vấn đề là, thế mạnh của TMĐT bắt đầu từ nhân tố chính: nhà kinh doanh.

Cho đến nay, không ít DN chưa có website (điều kiện đầu tiên để thực hiện TMĐT) và nhiều DN còn quan niệm quá sớm để đề cập đến vấn đề này.

Theo thống kê của Trung tâm Internet VN đến tháng 4/2005, tỷ lệ người VN sử dụng Internet là 8,7%. Tỷ lệ này không quá thấp so vớikhu vực. Trong khi đó, chỉ khoảng 20% DN có website, sẵn sàng cho TMĐT. Trước thực trạng như vậy, liệu có là quá sớm khi nghĩ về TMĐT? Mặt khác, không ít DN đã đồng nghĩa TMĐT với thanh toán điện tử và trước những vấn đề bất cập của Luật Giao dịch điện tử hiện nay, họ cho rằng không có lý do gì để phát triển TMĐT.

Điều này xuất phát từ cách hiểu chưa xác đáng về TMĐT. Nói nôm na, TMĐT là hình thức DN xây dựng website quảng bá sản phẩm, nhằm thu hút đối tác và liên lạc với khách hàng thông qua Email hoặc các công cụ hội đàm trực tuyến như ICQ, MS Messenger… Tại nhiều quốc gia trên thế giới, TMĐT đã trở thành công cụ hiệu quả trong việc tìm kiếm đối tác, trao đổi hàng hóa và thanh toán qua mạng bằng thẻ tín dụng.

Tại VN, số lượng người sử dụng thẻ tín dụng chưa nhiều, Luật Giao dịch và chữ ký điện tử chỉ mới dự thảo, vấn đề an toàn trong giao dịch trực tuyến chư cao… chính là những rào cản đối với quá trình mở rộng tầm hoạt động kinh doanh của DN trên phương tiện TMĐT.

Thực tế, trừ số lượng nhỏ các DN thực hiện TMĐT với hình thức bán lẻ, đa phần các DN tham gia TMĐT hiện nay đều tập trung vào 2 điểm quan trọng là quảng bá sản phẩm để tìm kiếm đối tác trên toàn càu và hỗ trợ quảng cáo trong nước. Hầu hết đều được thực hiện thông qua trang website và dừng lại ở khâu thanh toán trực tuyến. Hiện nay, còn có thêm mô hình Marketplace, một kiểu sàn giao dịch điện tử, giúp người bán và người mua có thể tìm thấy cơ hội giao thương vẫn còn bỏ ngỏ.

Thiếu website chuyên nghiệp, thừa website… nghèo nàn

Hiện nay, hơn 70.000 DN đang hoạt động với khoảng 20% có website, trong đó chỉ 1/2 số trang có khả năng thu hút khách hàng, còn lại là các trang “nghèo” và thiếu cập nhật thông tin sản phẩm.

Không ít website được tạo nên… cho có. Thiết kế lòe loẹt, thông tin sơ sài, lúc ẩn lúc hiện, khi nhanh khi chậm, hoặc sẽ mất tăm sau cả năm trời không có người truy cập. Chưa kể nhiều website chuyên kinh doanh hàng XK, nhằm đến khách hàng nước ngoài nhưng ngôn ngữ sử dụng lại toàn tiếng Việt.

Theo khảo sát của Cty Giải pháp TMĐT VEC, tính đến tháng 5/2005, trên mạng Internet có hơn 40 triệu website, một tháng có hơn 1.000.000 website mới ra đời và không ít hơn số website này “chết” đi. Như vậy, có một website đâu đã hết chuyện, quan trọng là bao nhiều người sẽ biết và giao dịch trên nó. Từ đó, đòi hỏi DN phải tận dụng những chiêu thức marketing khác để giới thiệu sản phẩm của mình.

Chị Lương Thị Mai – Giám đốc CAO Network khẳng định: “Chính các tiện ích đặc biệt của website đã giúp nó trở thành cầu nối, rút ngắn khoảng cách giữa DN nhỏ và lớn”. Một Cty quy mô nhỏ nhưng có website chuyên nghiệp và khả năng marketing tốt sẽ hiệu quả tốt hơn nhiều so với một Cty lớn mà website nghèo nàn. Tính chất của TMĐT là không biết mặt nhưng vẫn giao thương tốt, DN nhỏ vẫn có thể “bắt tay” với các đại gia chỉ từ một website.

Bên cạnh đó, website còn giải quyết nỗi lo của DN về chi phí và không gian quảng cáo. Một DN nếu một quảng bá trên truyền hình chỉ có thể “chạy” trung bình 30 giây/1 mẫu, với báo in tối đa 1 trang cho 1 lần. Trong khi 1 website hoạt động 24/24 với số lượng thông tin vô hạn và không gian quảng bá rộng khắp trên thị trường toàn cầu, chuyên nghiệp hơn là tính tương tác với đối tượng khách hàng, cho phép hỗ trợ kịp thời và đặt hàng trực tuyến.

Website TMĐT của các DN VN hiện nay chủ yếu theo 2 xu hướng: bán lẻ qua mạng và sàn giao dịch điện tử. Các trang có thực hiện bán lẻ qua mạng, ngay cả nhiều trang có số lượt người truy cập cao hiện nay như vietnamshops.com, thegioimobile.com cũng không tạo được doanh thu như mong đợi. Người truy cập chủ yếu nhấp chuột để xem hơn là để mua. Điều này xuất phát từ thói quen mua hàng trực tiếp và trả bằng tiền mặt tại chỗ của dân ta.

Trong khi đó, website theo mô hình sàn giao dịch điện tử tỏ ra hợp thời, hiệu quả và thu hút người xem hơn hẳn. Cách đây 2 năm, lúc vnemart. com.vn, sàn giao dịch TMĐT trực tuyến đầu tiên ở VN ra đời, chỉ tập trung giới thiệu hàng mỹ nghệ, phục vụ xúc tiến xuất khẩu với số DN không quá 50, các tiện ích website chưa được thiết lập đầy đủ thì hiện nay, số công ty tham gia đã lên hơn 700 với các sản phẩm được da dạng hóa.

e–Marketing: cơ hội kinh doanh toàn cầu hóa

e–Marketing được hiểu là hình thức quảng bá thông qua Internet, www hoặc email. Đa số các website TMĐT của DNVVN ở VN hiện nay, chiêu thức e – Marketing thường thấy là trao đổi đường link, rao vặt hoặc đặt banner trên các website khác.

Với các sàn giao dịch điện tử như vnmarketplace.net, vnemart.com.vn… các DM có nhiều “đất” hơn để “dụng võ”. Nhờ vào lượng lớn người truy cập sẵn có từ các sàn giao dịch điện tử, DN có thể giới thiệu hàng hóa, mở e-cataogue hoặc siêu thị ảo…

Trong trường hợp không có website, DN vẫn dễ dàng thực hiện e – Marketing bằng email. Chị Minh Hương – Trưởng phòng Xuất nhập khẩu, Cty dệt Phong Phú cho biết: “Dù hiệu quả có thể chưa tới 1/10 nhưng chiến lược email marketing của chúng tôi là giới thiệu đại trà. Thông qua việc thu thập website và địa chỉ email, chúng tôi gửi các e – catalogue giới thiệu sản phẩm đến họ. Dĩ nhiên, với đối tác lớn, việc gửi email như vậy sẽ không bao giờ được phúc đáp. Song, về xác suất, nếu gửi 100 thư thì ít nhất cũng được 1 -2 thư hồi âm. Như vậy là đủ!”.

Trước những hạn chế khách quan của TMĐT trong nước, thì việc các DN VN phải bắt đầu ngay là thực hiện một website bắt mắt với chiến dịch e-Marketing hiệu quả. Không còn sớm để gác tay suy nghĩ khi nào sẽ bắt đầu gia nhập kinh tế số hóa, cũng đừng vội trăn trở trước những hạn chế trong chính sách và hành lang pháp lý cho Luật Giao dịch điện tử. Có thể giờ đây, chúng ta sửng sốt khi biết rằng, có hơn 40 triệu người ở Trung Quốc đã tham gia TMĐT với giá trị giao dịch trên 2 tỷ USD.

Điều này cho phép chúng ta có thể lạc quan rằng trong một đích đến không xa, Achilles Việt Nam sẽ chẳng thu Achilles Trung Quốc!