5 đặc trưng của quảng cáo trực tuyến Việt Nam 2007

Thương mại điện tử- sức mạnh Achilles
Tạp chí Nhịp Cầu
02:34' PM - Chủ nhật, 24/07/2005

Có thể hiệu TMĐT trong thời đại mạng là quy trình gồm tìm đối tác, thỏa thuận hợp đồng, trao đổi hàng hóa (hoặc dịch vụ), thanh toán được thực hiện thông qua Internet.

Lạc quan hay bi quan?

Hiện nay, TMĐT của VN đã đi tới đâu? Ông Trịnh Thượng Thức – Phó Phòng Kinh doanh Dịch vụ Thẻ tín dụng, ngân hàng Vietcombank trả lời bằng giọng chắc nịch: “Chỉ bằng 1/10 so với thế giới”. Liệu có bị quan chăng? Chúng tôi quyết định tìm một lời đáp nhiều hy vọng hơn. Trao đổi vấn đề này với chị Dương Tố Dung – Giám đốc Kỹ thuật, Công ty giải pháp TMĐT VEC, chị bộc bạch: “Chỉ số phát triển TMĐT VN không quá thấp so với khu vực, vấn đề chỉ là do khả năng hiểu biết và nhận thực củ doanh nghiệp về TMĐT còn hạn chế”. Trong khi chị Lương Thị Mai – Giám đốc Cty TNHH dịch CAO Network thì tự tin hơn: “Tôi tin trong một tương lai không xa, TMĐT sẽ là công cụ chính giúp các DN mở rộng phạm vi kinh doanh của họ ra thế giới”.

Vấn đề là, thế mạnh của TMĐT bắt đầu từ nhân tố chính: nhà kinh doanh.

Cho đến nay, không ít DN chưa có website (điều kiện đầu tiên để thực hiện TMĐT) và nhiều DN còn quan niệm quá sớm để đề cập đến vấn đề này.

Theo thống kê của Trung tâm Internet VN đến tháng 4/2005, tỷ lệ người VN sử dụng Internet là 8,7%. Tỷ lệ này không quá thấp so vớikhu vực. Trong khi đó, chỉ khoảng 20% DN có website, sẵn sàng cho TMĐT. Trước thực trạng như vậy, liệu có là quá sớm khi nghĩ về TMĐT? Mặt khác, không ít DN đã đồng nghĩa TMĐT với thanh toán điện tử và trước những vấn đề bất cập của Luật Giao dịch điện tử hiện nay, họ cho rằng không có lý do gì để phát triển TMĐT.

Điều này xuất phát từ cách hiểu chưa xác đáng về TMĐT. Nói nôm na, TMĐT là hình thức DN xây dựng website quảng bá sản phẩm, nhằm thu hút đối tác và liên lạc với khách hàng thông qua Email hoặc các công cụ hội đàm trực tuyến như ICQ, MS Messenger… Tại nhiều quốc gia trên thế giới, TMĐT đã trở thành công cụ hiệu quả trong việc tìm kiếm đối tác, trao đổi hàng hóa và thanh toán qua mạng bằng thẻ tín dụng.

Tại VN, số lượng người sử dụng thẻ tín dụng chưa nhiều, Luật Giao dịch và chữ ký điện tử chỉ mới dự thảo, vấn đề an toàn trong giao dịch trực tuyến chư cao… chính là những rào cản đối với quá trình mở rộng tầm hoạt động kinh doanh của DN trên phương tiện TMĐT.

Thực tế, trừ số lượng nhỏ các DN thực hiện TMĐT với hình thức bán lẻ, đa phần các DN tham gia TMĐT hiện nay đều tập trung vào 2 điểm quan trọng là quảng bá sản phẩm để tìm kiếm đối tác trên toàn càu và hỗ trợ quảng cáo trong nước. Hầu hết đều được thực hiện thông qua trang website và dừng lại ở khâu thanh toán trực tuyến. Hiện nay, còn có thêm mô hình Marketplace, một kiểu sàn giao dịch điện tử, giúp người bán và người mua có thể tìm thấy cơ hội giao thương vẫn còn bỏ ngỏ.

Thiếu website chuyên nghiệp, thừa website… nghèo nàn

Hiện nay, hơn 70.000 DN đang hoạt động với khoảng 20% có website, trong đó chỉ 1/2 số trang có khả năng thu hút khách hàng, còn lại là các trang “nghèo” và thiếu cập nhật thông tin sản phẩm.

Không ít website được tạo nên… cho có. Thiết kế lòe loẹt, thông tin sơ sài, lúc ẩn lúc hiện, khi nhanh khi chậm, hoặc sẽ mất tăm sau cả năm trời không có người truy cập. Chưa kể nhiều website chuyên kinh doanh hàng XK, nhằm đến khách hàng nước ngoài nhưng ngôn ngữ sử dụng lại toàn tiếng Việt.

Theo khảo sát của Cty Giải pháp TMĐT VEC, tính đến tháng 5/2005, trên mạng Internet có hơn 40 triệu website, một tháng có hơn 1.000.000 website mới ra đời và không ít hơn số website này “chết” đi. Như vậy, có một website đâu đã hết chuyện, quan trọng là bao nhiều người sẽ biết và giao dịch trên nó. Từ đó, đòi hỏi DN phải tận dụng những chiêu thức marketing khác để giới thiệu sản phẩm của mình.

Chị Lương Thị Mai – Giám đốc CAO Network khẳng định: “Chính các tiện ích đặc biệt của website đã giúp nó trở thành cầu nối, rút ngắn khoảng cách giữa DN nhỏ và lớn”. Một Cty quy mô nhỏ nhưng có website chuyên nghiệp và khả năng marketing tốt sẽ hiệu quả tốt hơn nhiều so với một Cty lớn mà website nghèo nàn. Tính chất của TMĐT là không biết mặt nhưng vẫn giao thương tốt, DN nhỏ vẫn có thể “bắt tay” với các đại gia chỉ từ một website.

Bên cạnh đó, website còn giải quyết nỗi lo của DN về chi phí và không gian quảng cáo. Một DN nếu một quảng bá trên truyền hình chỉ có thể “chạy” trung bình 30 giây/1 mẫu, với báo in tối đa 1 trang cho 1 lần. Trong khi 1 website hoạt động 24/24 với số lượng thông tin vô hạn và không gian quảng bá rộng khắp trên thị trường toàn cầu, chuyên nghiệp hơn là tính tương tác với đối tượng khách hàng, cho phép hỗ trợ kịp thời và đặt hàng trực tuyến.

Website TMĐT của các DN VN hiện nay chủ yếu theo 2 xu hướng: bán lẻ qua mạng và sàn giao dịch điện tử. Các trang có thực hiện bán lẻ qua mạng, ngay cả nhiều trang có số lượt người truy cập cao hiện nay như vietnamshops.com, thegioimobile.com cũng không tạo được doanh thu như mong đợi. Người truy cập chủ yếu nhấp chuột để xem hơn là để mua. Điều này xuất phát từ thói quen mua hàng trực tiếp và trả bằng tiền mặt tại chỗ của dân ta.

Trong khi đó, website theo mô hình sàn giao dịch điện tử tỏ ra hợp thời, hiệu quả và thu hút người xem hơn hẳn. Cách đây 2 năm, lúc vnemart. com.vn, sàn giao dịch TMĐT trực tuyến đầu tiên ở VN ra đời, chỉ tập trung giới thiệu hàng mỹ nghệ, phục vụ xúc tiến xuất khẩu với số DN không quá 50, các tiện ích website chưa được thiết lập đầy đủ thì hiện nay, số công ty tham gia đã lên hơn 700 với các sản phẩm được da dạng hóa.

e–Marketing: cơ hội kinh doanh toàn cầu hóa

e–Marketing được hiểu là hình thức quảng bá thông qua Internet, www hoặc email. Đa số các website TMĐT của DNVVN ở VN hiện nay, chiêu thức e – Marketing thường thấy là trao đổi đường link, rao vặt hoặc đặt banner trên các website khác.

Với các sàn giao dịch điện tử như vnmarketplace.net, vnemart.com.vn… các DM có nhiều “đất” hơn để “dụng võ”. Nhờ vào lượng lớn người truy cập sẵn có từ các sàn giao dịch điện tử, DN có thể giới thiệu hàng hóa, mở e-cataogue hoặc siêu thị ảo…

Trong trường hợp không có website, DN vẫn dễ dàng thực hiện e – Marketing bằng email. Chị Minh Hương – Trưởng phòng Xuất nhập khẩu, Cty dệt Phong Phú cho biết: “Dù hiệu quả có thể chưa tới 1/10 nhưng chiến lược email marketing của chúng tôi là giới thiệu đại trà. Thông qua việc thu thập website và địa chỉ email, chúng tôi gửi các e – catalogue giới thiệu sản phẩm đến họ. Dĩ nhiên, với đối tác lớn, việc gửi email như vậy sẽ không bao giờ được phúc đáp. Song, về xác suất, nếu gửi 100 thư thì ít nhất cũng được 1 -2 thư hồi âm. Như vậy là đủ!”.

Trước những hạn chế khách quan của TMĐT trong nước, thì việc các DN VN phải bắt đầu ngay là thực hiện một website bắt mắt với chiến dịch e-Marketing hiệu quả. Không còn sớm để gác tay suy nghĩ khi nào sẽ bắt đầu gia nhập kinh tế số hóa, cũng đừng vội trăn trở trước những hạn chế trong chính sách và hành lang pháp lý cho Luật Giao dịch điện tử. Có thể giờ đây, chúng ta sửng sốt khi biết rằng, có hơn 40 triệu người ở Trung Quốc đã tham gia TMĐT với giá trị giao dịch trên 2 tỷ USD.

Điều này cho phép chúng ta có thể lạc quan rằng trong một đích đến không xa, Achilles Việt Nam sẽ chẳng thu Achilles Trung Quốc!