Những thủ đoạn kiếm tiền online


Sau chuyện này, hẳn biên tập viên của một số báo sẽ không thể quên kinh nghiệm xương máu: Nếu không kiểm chứng thông tin, tốt nhất là không đăng tải tin, kẻo vô tình "nối giáo" cho trò lừa đảo trục lợi của một số cư dân mạng láu cá.


Kỳ I: "Triệu phú trẻ kiếm tiền online" chỉ là trò lừa đảo! Câu chuyện làm xôn xao giới IT Việt
Bài báo viết về T.H, nói rằng cậu có thể kiếm hàng trăm ngàn USD bằng kinh doanh online (ảnh chụp màn hình).
Đầu tháng 2/2007, một trong những tờ báo điện tử uy tín của Việt Nam đăng tải thông tin về chàng sinh viên Mỹ gốc Việt chưa đầy 23 tuổi kiếm được 120 ngàn USD chỉ trong vòng ba tháng, và đang nuôi giấc mơ thành triệu phú nhờ vào các hoạt động trên mạng. Giới trẻ Việt Nam, đang trong cơn sốt mới mang tên "kiếm tiền trực tuyến" (Online Money Maker) lập tức xôn xao vì thông tin này.Bài báo đã được gỡ xuống cách đây vài tuần, nhưng vẫn còn rất nhiều bản sao của nó vẫn được đọc và phát tán trên mạng. Có khoảng ít nhất 10 ngàn nội dung trên mạng đăng tải lại nguyên văn hoặc dẫn đường link tới bài báo trên (theo kết quả tìm kiếm của Google). Không ít người tỏ thái độ tự hào và cổ vũ anh chàng nhân vật chính.Trong bài báo, T.H (tên nhân vật chính được viết tắt) nói rằng cậu ta có thu nhập rất cao, bằng các hoạt động kiếm tiền trực tuyến, T.H lập một trang web và kiếm được 120 ngàn USD chỉ trong ba tháng, thậm chí mua được xe hơi. Cậu ta cũng cung cấp trên báo các bức ảnh làm bằng chứng về sự giầu có của mình, trong đó có cả một chiếc xe hơi đời mới. Còn trên website thì đăng tải hình ảnh những tấm séc trị giá rất lớn mà cậu ta là người được nhận.Ngay lập tức, nhiều chuyên gia và những người có hiểu biết về thế giới mạng đã đặt ra những nghi vấn thông qua "câu chuyện cổ tích thời @" này.Quá nhiều nghi vấnCâu chuyện của T.H được mổ xẻ đầu tiên và khá cặn kẽ trên Diễn Đàn Tin Học (www.ddth.com). Hàng trăm người đã tham gia thảo luận và đưa ra sở cứ về những nghi vấn cho rằng đây là chuyện "xạo 100%".Điều ai cũng dễ nhận thấy nhất là sự mâu thuẫn trong thông tin do chính T.H cung cấp cho phóng viên: Cậu ta có một trang web nhờ kinh doanh online mà kiếm được 120 ngàn USD trong vòng ba tháng, sau đó rao bán lại domain này với giá 6 ngàn USD.Nếu là bạn, bạn có bán thứ có thể mang lại 40 ngàn USD/ tháng với giá 6 ngàn USD vĩnh viễn cho người khác không?Một số thành viên trên diễn đàn tin học kiểm tra lượt truy cập và xếp hạng của trang web mà T.H nêu ra trong bài báo. Kết quả cho thấy vào thời điểm bài báo được đăng tải, website của T.H thậm chí còn... chưa được Alexa xếp hạng. Nay thì nó đứng thứ 618,006 (Có lẽ do tác động của các bài báo viết về T.H, song đây vẫn là một con số rất khiêm tốn.) "Với thứ hạng như vậy mà T.H nói rằng có hàng triệu lượt truy cập và kiếm được hàng chục ngàn USD nhờ đặt link quảng cáo thì chắc chắn là lừa đảo". - Một người quả quyết.Điều quan trọng hơn, những "bằng chứng" về nguồn thu nhập khổng lồ mà T.H nêu lên là giả.Với tấm ảnh những tờ séc nhận tiền trị giá hàng chục ngàn USD đứng tên mình, rõ ràng T.H đã tạo nó bằng... Photoshop. Tấm sec được T.H đăng lên website ngày 18/11/2006, nhưng ở dưới tờ sec lại ghi rõ khoản tiền được thanh toán cho thời gian một tháng từ 1 - 30/11/2006. Không ai thống kê và trả công cho bạn cả tháng khi mà bạn mới làm được nửa tháng!Một điểm đáng nghi ngờ nữa là, tấm ảnh tờ séc trị giá 38 ngàn USD mà T.H post lên website có ghi rõ do "cậu chàng" được CJ.com trả công. CJ.com là công ty làm dịch vụ Affiliate Programs - trả hoa hồng cho những người giúp họ tiếp thị trực tiếp hàng hoá qua mạng. CJ.com thường chi vài % hoặc vài USD khi bán được một món hàng. Như vậy để có được 38 ngàn USD tiền hoa hồng, T.H phải giúp công ty này bán được số hàng hoá khổng lồ trị giá hàng triệu USD qua mạng mỗi tháng - một con số lớn đến phi lý..."Trò đùa" hay "lừa đảo"!
(Và lời xin lỗi muộn màng của T.H trên website sau khi bị cộng đồng tin học Việt Nam chỉ ra trò kinh doanh của cậu chỉ là mánh lới lừa đảo - Ảnh chụp màn hình).
Cho đến khi các thành viên Diễn Đàn Tin Học lần lượt đưa ra những sở cứ xác đáng. T.H đã buộc phải thừa nhận toàn bộ câu chuyện của mình chỉ là một... trò đùa!Sau ba ngày, T.H tự đóng cửa trang web của mình, và đưa lên đó một dòng thông báo vội vàng: "Đây chỉ là một trò đùa". Cậu ta cũng đính chính về các thông tin mà tờ báo điện tử tại Việt Nam đăng về mình: "Bài báo đó đã không nhận ra đây chỉ là một trò đùa!" (THE NEWS DID NOT EVEN RECOGNIZE THIS IS JUST A JOKE).Thế nhưng có thật anh chàng láu cá này chỉ "đùa" hay không?"Đó thực chất là một trò lừa đảo" - một thành viên của Diễn đàn tin học nói: "tôi đã liên hệ với phóng viên viết bài báo này và phóng viên đó nói rằng đã phỏng vấn T.H qua email. Như vậy việc cậu ta cung cấp thông tin cho báo chí là có chuẩn bị và có mục đích".Chiêu của T.H là đưa lên mạng một trang web, trên đó cậu quảng bá các thông tin về bản thân, nói rằng mình có thu nhập rất cao nhờ vào các phương pháp kiếm tiền trực tuyến. Cậu đưa ra các bằng chứng về nguồn thu nhập và sự giầu có của mình để "câu khách".Sau đó T.H dụ những người đã vào đọc site của cậu trả tiền để được đọc những ý tưởng kiếm tiền online của mình. Rất nhiều người sẵn sàng trả tiền để đọc những ý tưởng vô thưởng vô phạt của cậu chàng láu cá. Đây mới là lúc T.H "kiếm tiền" thực sự.Chiêu kiếm tiền của T.H đặc biệt có tác dụng lớn khi được bài báo nọ "nối giáo" giúp quảng bá website và tăng uy tín cho cá nhân cậu.Thực tế là sau khi bài báo đăng thông tin về T.H được tung lên mạng ngày 1/2/2007, thì ngay ngày hôm sau cậu đã tự tăng giá từ 2,9 USD lên thành 5,9 USD cho mỗi lượt người đọc các ý tưởng kinh doanh trên website của cậu.Sang ngày hôm sau, hàng loạt báo điện tử, trang tin điện tử, website, diễn đàn... tại Việt Nam đăng lại bài báo, T.H nâng tiếp giá lên 8,9 USD.Tất cả những điều đó liệu có phải một trò đùa?Bài học cho nhiều ngườiTrước những sức ép như thế từ cộng đồng mạng Việt Nam, T.H một lần nữa sửa lại lời xin lỗi trên website. "Tôi đã nói dối phóng viên, vì thế những gì bài báo viết về tôi là sai". (I LIED TO THE NEWS, SO WHAT THEY WROTE ABOUT ME IS FALSE).T.H đưa ra lời xin lỗi: "Tôi xin thành thật nhận lỗi về những việc tôi làm và những rắc rối mà mình gây ra", đồng thời khẳng định sẽ hoàn lại số tiền cho những nạn nhân đã bị lừa trước đây.Việc cậu chàng láu cá có hoàn lại tiền cho các nạn nhân hay không thì chưa biết, vì cậu này vẫn đang học bên Mỹ. Nhưng có người đã tỏ ra thông cảm hơn với thái độ thành khẩn của T.H. Có lẽ đây cũng là bài học cho nhiều người, tin vào những mối lợi trời cho, bạn có thể trở thành nạn nhân cho mánh lới kiếm tiền phi pháp của những kẻ láu cá trên mạng...Những người khác thì chĩa sự bực tức vào tờ báo điện tử đã đăng thông tin sai: "Chúng tôi đã thông báo cho phóng viên nọ, và tờ báo đã rút bài xuống, nhưng kiên quyết không chịu đăng bài đính chính. Đây không phải là phong cách truyền thông chuyên nghiệp". Một thành viên Diễn Đàn Tin Học bức xúc.Danh dự của tờ báo, sự thất vọng của một số người từng tin vào "triệu phú trẻ tuổi kiếm tiền online" quan trọng hơn, hay cả một xu hướng xấu theo những tác động của bài báo đối với giới trẻ Việt Nam quan trọng hơn?Rồi sẽ có hàng trăm bạn trẻ Việt Nam học theo đó "lừa đảo" để kiếm tiền trực tuyến ư? Và hàng ngàn người khác coi họ là thần tượng?Đây là một trò lừa đảo rất phổ biến trên Internet. Bạn hãy chú ý rằng nếu kiếm tiền dễ như vậy thì tại sao họ không tự thực hiện mà đem bán cho bạn, cũng để lấy một số tiền - nhỏ hơn hằng trăm lần?Sau câu chuyện này, hẳn phóng viên, biên tập viên của một số báo trong nước sẽ không thể quên: Nếu không thể kiểm chứng thông tin, thì tốt nhất là đừng đăng nó, kẻo vô tình "nối giáo" cho trò lừa đảo trục lợi của một số cư dân mạng láu cá.
Những thủ đoạn kiếm tiền online (phần 2)

Dân mạng trẻ VN đang phát sốt vì xu hướng "kiếm tiền trực tuyến", đặc biệt là các loại hình liên quan đến dịch vụ quảng cáo online. Nhưng trước khi tham gia hãy cảnh giác với những "mời chào" hấp dẫn.


Kỳ II: Dân mạng trẻ phát sốt vì "kiếm tiền trực tuyến""Kiếm tiền trực tuyến" là gì ?Đó là khi vào nhiều website, diễn đàn, bạn đọc thấy dòng link: "click vào đây để ủng hộ website", hoặc tại các website cá nhân, trang âm nhạc, thư viện ảnh miễn phí... có rất nhiều banner và các hình ảnh lạ mắt xuất hiện trên màn hình. Một vài diễn đàn khác thì có các từ khoá cụ thể được hiển thị khác màu trên nội dung - mà mỗi lần bạn click vào banner, link hoặc từ khoá đó, bạn sẽ được tự động liên kết đến một trang có nội dung quảng cáo...Khi khác lại là những email spam gửi đến hòm thư của bạn với những tiêu đề đầy "hấp dẫn": "Bạn chỉ việc đọc mail để nhận 500 USD/tháng!"; "Thuốc tăng lực hiệu quả tức thì!"; "Ảnh khoả thân của diễn viên nổi tiếng".... và đằng sau bao giờ cũng mời gọi bạn click vào link hoặc banner để xem chi tiết. Nội dung - tất nhiên toàn là quảng cáo, chẳng ăn nhập gì với cái title giật gân. Một vài dạng "kiếm tiền" không còn mấy phổ biến nữa là kiểu website " www.es...com" mời người dùng tải về một phần mềm, khi mở lên sẽ có hình con cá đang chuyển động ở góc màn hình, và việc bạn cần làm là cứ sau 5 giây thì click vào con cá một lần cho nó bơi không ngừng. Khoảng vài trăm lần click như vậy, bạn được 1 USD trong tài khoản mà bạn lập tại " www.es....com"...Tất cả những thứ kể trên, cùng với một vài hình thức tương tự như thế đều là biểu hiện của các kiểu kiếm tiền qua mạng nhờ vào dịch vụ quảng cáo online.Online Money Maker - tạm dịch là "Kiếm tiền trực tuyến", "kiếm tiền qua mạng" hay "kiếm tiền online" - từ một hai năm nay đang dần trở thành một "cơn sốt" của các cư dân mạng Việt Nam ở lứa tuổi trẻ, rỗi rãi và... ít hiểu biết. Thực ra "kiếm tiền trực tuyến" có nghĩa rất rộng: luyện items trong GameOnline (vũ khí, nhân vật chơi...) để bán, buôn bán địa chỉ email, thiết kế web từ xa, làm đại lý quảng cáo qua mạng... và nhiều hình thức khác đều có thể coi là kiếm tiền trực tuyến hay kiếm tiền qua mạng. Tuy nhiên, bài viết này chỉ đề cập đến xu hướng kiếm tiền thông qua các dịch vụ quảng cáo online. Cụm từ "kiếm tiền trực tuyến", vì thế sẽ được sử dụng trong bài theo nghĩa nhỏ hẹp này. "Sốt" từ "newbie" tới "đẳng cấp pro"...Duy - hiện đang là sinh viên một trường Cao Đẳng tại Quảng Ngãi nói rằng cậu đã tìm hiểu về "kiếm tiền trực tuyến" từ khoảng một năm trở lại đây và bắt đầu có thu nhập từ những công việc trên mạng. "Có tháng em kiếm được hơn 500 USD từ Internet với các hình thức kiếm tiền trên mạng như HYIP, SURF và các hình thức khác. Chưa thấm vào đâu so với kiếm tiền từ Google Adsense - một loại hình dành cho dân chuyên nghiệp." Duy nói, kiếm tiền trực tuyến xuất hiện tại Việt Nam từ khi nào cậu không rõ, nhưng nó chỉ thực sự rộ lên trong khoảng hơn một năm nay. "Bạn em, có người là sinh viên, có người còn đang học cấp 3, từ dân "amateur" đến mấy ông làm IT lâu năm ai cũng tham gia hết"! "Thời kỳ đầu em chỉ chơi PTR (paid to read mail) - đọc các email quảng cáo thuê. Đó là khi công ty A muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ... của mình, bỏ tiền ra mua quảng cáo ở các website PTR, các site này gửi mail quảng cáo cho người dùng và khuyến khích họ bằng cách mỗi lần đọc mail quảng cáo, người dùng sẽ được chia % tiền thuê quảng cáo của công ty A. Mỗi ngày đọc mail như thế, nếu biết cách chơi cũng kiếm được vài USD". Sau khi có được vốn và tìm hiểu thêm, Duy chuyển qua chơi các hình thức khác, HYIP, SURF, OFFER... "HYIP - được hiểu là một hình thức đầu tư siêu lợi nhuận, giống như một dạng game" - Duy giải thích - "có những website được lập nên trong một thời gian ngắn kho ảng vài ngày, cao lắm thì chỉ khoảng 1 tháng, mọi người đều có quyền đăng ký tham gia chơi và Deposit (gửi tiền) vào đó. Khi tham gia người chơi phải chấp nhận rủi ro luôn thường trực. Được tiền hay không là nhờ vào khả năng và quan trọng hơn, nhờ vào sự may mắn của bạn.Tiền của những nguời chơi sẽ được tăng lên sau 24h tùy thuộc vào Plan (mức độ tiền gửi). Tiền gửi (deposit) càng nhiều thì lãi suất (profit) càng lớn. Bạn cũng có thể kiếm được tiền hoa hồng nếu bạn lôi kéo được nhiều người tham gia. Duy nhún vai: "Tuy nhiên, anh cũng có thể mất trắng nếu admin của site đó scam (lừa đảo). Mà thường thì... nhắc đến HYIP là nhắc đến scam!".Một dạng khác, ít yếu tố may rủi hơn là Surf - nôm na là lướt web thuê. Bạn phải mở tài khoản và đóng tiền vào đó, trong thời gian này hàng ngày bạn phải lướt web thuê theo số lượng nhất định và tiền trong các tài khoản sẽ tăng lên. Tiền gửi ban đầu càng nhiều thì công lướt web thuê càng cao."Tương tự như HYIP - Surf đa phần là Scam nhưng thời gian kéo dài lâu hơn, có khi lên tới cả năm và mức lãi suất cũng thấp hơn HYIP." - Duy nhận xét. Ngoài các hình thức trên. "Dân "pro" (chuyên nghiệp) thì chơi affialite, adbrtie, Google Adsense hay forex...!".Những người có hiểu biết chút ít nhưng chưa đủ "đẳng cấp pro" thì thường kiếm tiền bằng cách ăn hoa hồng trong tiếp thị trung gian (Affiliate programs)! Mỗi lần có một người đăng ký thành viên một website nào đó từ lời mời của bạn, hoặc bạn "mồi chài" được một người mua hàng trên các site thương mại điện tử, bạn sẽ được trả tiền hoa hồng vài % từ trang web cung cấp dịch vụ, bán hàng đó. Có thật dễ dàng?Trong số các loại hình kiếm tiền qua mạng, tùy vào khả năng của từng người nhưng chơi có kế hoạch và chiến lược nhất thì Google Adsense là hình thức phổ biến hơn cả. Các công ty thuê quảng cáo tại Google, tập đoàn này sau đó bán lại nhu cầu quảng cáo cho các trang web khác làm đại lý cho mình. Hình thức này chỉ dành cho các webmaster, nghĩa là bạn phải có quyền quản trị trang web. Sau khi đăng ký với Google, bạn sẽ được họ cung cấp cho các đường link ẩn dưới các từ khoá hoặc các banner, trang popup... và đặt nó lên site của bạn. Sau đó theo thoả thuận với Google, với mỗi lượt click của người dùng, bạn sẽ được Google chia phần trăm lợi tức quảng cáo. Cái gọi là "Forex" thì là một dạng tương tự kinh doanh tiền tệ, khi bạn đăng ký account với nhà cung cấp dịch vụ, họ sẽ đưa cho bạn 12 cặp tiền tệ phổ biến như: đô la Mỹ, Yên Nhật; Euro, Nhân dân tệ, Đô la Úc, Rup... Bạn sẽ dùng một loại tiền trên mạng là eGold, hoặc Bank Transfer ..đầu cơ vào một loại tiền tệ, sau một khoảng thời gian sẽ bán ra để ăn chênh lệch nếu loại tiền tệ bạn mua vào lên giá (nếu giá bạn mua vào thấp hơn giá bán), hoặc giảm giá (nếu giá khi bạn mua vào cao hơn giá thị trường).Chỉ là trò lừa đảo Nhưng có thật là tất cả các loại hình kiếm tiền qua mạng đều thật sự dễ dàng như nhiều người vẫn nói?"Đa phần trong số đó là scam! (lừa đảo)" - Nguyễn Tiến Long - một webmaster từng "vỡ mộng" với kiếm tiền online chua chát - "Kiếm tiền mà dễ dàng như người ta dụ mình "click để có cả ngàn USD/Tháng", thì dân mạng chắc thành tỉ phú hết rồi!." Thực tế các trang thuê người dùng đọc mail quảng cáo đa phần là lừa đảo. Sau vài tháng đọc mail, sắp đến thời hạn bạn nhận tiền thì nó biến mất. Trắng trợn hơn nữa thì họ đưa ra một lý do chẳng mấy thuyết phục, và nói rằng bạn không đủ điều kiện để được thanh toán. Bạn sẽ mua vé máy bay sang nước ngoài để đòi vài trăm USD? "Ngay cả khi tham gia đọc thuê cho các trang uy tín, mọi chuyện cũng không đơn giản, họ chỉ thanh toán khi số tiền đọc mail hoặc lướt web thuê của anh tới một mức nào đó, chẳng hạn trên 126 USD... Với chừng đó, anh phải mất hàng tháng để đọc mail và click. Có đến quá nửa bỏ cuộc khi chưa đủ mức, tất nhiên là đồng nghĩa chẳng được đồng nào cả!". Chơi HYIP thì khỏi phải nói, hơn 90% là lừa đảo và chỉ tồn tại được vài ngày. Forex lại là hình thức yêu cầu quá nhiều chi phí bỏ ra, đồng thời cần có kiến thức ở tầm chuyên gia, biết phân tích thị trường tiền tệ, dự đoán biến động... Dân "amateur" mà nhảy vào chỉ có ngày sạt nghiệp.Chưa kể, một số dân mạng Việt Nam láu cá còn gửi email hàng loạt hoặc nhắn message qua YM mời mọi người tham gia đăng ký account đọc quảng cáo thuê trên mạng với những khoản tiền hấp dẫn có thể kiếm được. Chỉ cần bấm vào một đường link để đăng ký, rất đơn giản và đúng thủ tục của nhà cung cấp. Nhưng nếu để ý, sẽ dễ nhận thấy bản thân đường link đó đã chứa các mã số cá nhân của kẻ mời bạn đăng ký, hay nói cách khác, nếu đăng ký, bạn sẽ trở thành một "đại lý cấp dưới" hoặc một khách hàng mà kẻ láu cá đã giới thiệu sẽ được trả phí. Ngoài ra, công sức ngồi đọc quảng cáo của bạn sẽ được tính cho kẻ giới thiệu, còn bạn thì chẳng được gì.Đáng ngại hơn cả, hiện tượng "kiếm tiền trực tuyến" trong cư dân mạng đang tạo nên nhiều tác động tiêu cực và các xu hướng xấu trong cộng đồng mạng Việt Nam, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ, nhiều thời gian rảnh rỗi và thiếu hiểu biết...Những thủ đoạn kiếm tiền online (phần 3)

Nhiều người xem Internet là thế giới của những trò đùa ảo và cả nhiều cuộc tình ảo… Nhưng với không ít người, Internet đang là miếng mồi béo bở để họ dựng lên những cạm bẫy thật để lừa đảo…


Kỳ III: "Kiếm chác online" bằng những chiêu lừa mới Lợi dụng lòng trắc ẩn Những cú lừa tình, tiền mà nạn nhân ôm hận suốt đời bởi “thiệt hại” quá lớn đã không ít lần được cảnh báo, nhưng với những kiểu lừa “tích tiểu thành đại”, không đủ để pháp luật trị tội nếu bại lộ xem ra đang có chiều hướng gia tăng với nhiều biến tướng!Dân mạng có thể chát chít lừa dối nhau thoải mái nhưng hoàn toàn vô hại vì đó chỉ là những cuộc chuyện trò ảo và đôi khi những trò đùa ấy còn mang lại những chuỗi cười bất tận. Đối với họ, nâng mình lên thành Việt kiều, tiến sĩ hay con nhà giàu sở hữu chiếc xe Mercedes cũng chỉ là một trò vui trong chốc lát. Nhưng ngày qua ngày không ít kẻ nhận ra đó là một môi trường để thực hiện lừa đảo khá lý tưởng! Trên forum chuyên dành cho những người làm công tác xã hội luôn xuất hiện những mẩu tin về những con người đáng thương cần giúp đỡ khắp mọi nơi. Một ngày đầu tháng 12/2005, các thành viên nhận được lời kêu gọi giúp đỡ một cô bé 12 tuổi cha mẹ mất từ khi mới lọt lòng phải ở với cô chú nhưng lại mắc bệnh tim bẩm sinh! Nếu kiếm không ra 20 triệu đồng để mổ trong vòng 2 tháng nữa, Hương Thuỷ (tên cô bé đáng thương) sẽ qua đời.Câu chuyện được viết quá thương tâm mà một người cứng rắn cũng phải mủi lòng xót thương. Các thành viên kêu gọi khắp nơi và tự mình quyên góp được 21 triệu đồng gửi đến cho Thuỷ tận Lào Cai xa xôi. Mọi người vui mừng vì 3 tháng sau Thuỷ lên tiếng cảm ơn tất cả và thông báo em đã hồi phục sau ca mổ và sắp trở lại trường học.Những thắc mắc về lời lẽ quá chỉn chu, mùi mẫn của một cô bé 12 tuổi, về địa chỉ quyên tiền không rõ ràng và cả số tài khoản VCB nhanh chóng bị bỏ qua vì lòng hảo tâm. Nhưng đến đầu tháng 5, không ít người hụt hẫng khi quản trị trang web này lần ra địa chỉ của Thuỷ và biết đích xác cô bé này đã 22 tuổi, hiện đang chung sống với một người hơn cô 20 tuổi đã có gia đình ngay tại Hà Nội, hàng ngày rong chơi không biết làm gì nên đã nghĩ ra trò lừa trên!Năng nhặt chặt bị, quyên quỹ... xài riêngNếu có một CLB với nhiều trò thú vị tập hợp đủ nam thanh nữ tú mà phí gia nhập chỉ cần 50.000đ để “chủ nhiệm CLB thuê mướn địa điểm sinh hoạt, nước uống khi họp mặt, in thẻ thành viên…” thì bạn có từ chối? Có lẽ hơi khó, nhất là đối với những người có nhu cầu giao lưu lớn nhưng lại ít có dịp giao tiếp. Người viết cũng đã từng nhận được mail mời tham gia CLB “Vòng tay ấm áp” với phí gia nhập 60.000đ sinh hoạt mỗi chiều thứ sáu. Lệ phí được chuyển vào một tài khoản ngân hàng và chủ nhiệm CLB với cái tên Nguyễn Hải Vân thông báo “chỉ cần có đủ 10 hội viên nam nữ, chúng tôi sẽ tổ chức họp mặt và sẽ có quà đặc biệt cho những hội viên gia nhập sớm nhất (dĩ nhiên có cả lệ phí- NV)”. Hai tháng trời kể từ ngày đóng lệ phí các hội viên cứ bị hẹn đi hẹn lại với trăm ngàn lý do chính đáng!Mãi đến tháng thứ 3, nhiều người mới ngã ngửa khi Hải Vân biến mất và mọi địa chỉ liên lạc, số điện thoại đều “ngoài vùng phủ sóng”. Chỉ cần 20 người vào bẫy, vị chủ nhiệm kia cũng bỏ túi cả triệu bạc mà chẳng tốn bao nhiêu, quá lắm là vài chục ngàn vào Internet quảng cáo CLB kêu gọi góp tiền.Hiện nay trên nhiều trang web vẫn còn những CLB kiểu trên, có vị chủ nhiệm còn cao tay hơn khi tổ chức họp mặt hẳn hoi kể cả tổ chức đi chơi xa rồi cho đến khi quỹ lên đến con số vài triệu thì cao chạy xa bay hoặc lặn mất với lý do “thâm hụt quá nhiều” hay “phải chuyển công tác về vùng xa, tôi sẽ quyết toán và thanh toán với các bạn sau”!? Đó là chưa kể một số hội viên còn “vướng” sâu hơn với vị chủ nhiệm về cả tình lẫn tiền vì quá tin vào những lời ngọt như đường của “ông mai” tốt bụng. Những ngày qua, vào Internet tôi nhận ra những địa chỉ quen của một CLB kết bạn đang mời gọi hội viên. Qua điện thoại không khó để nhận ngay ra giọng nói của Hải Vân sau hai tháng biệt tích giang hồ, nay tái xuất với chiêu cũ và đã có người mắc bẫy! Chẳng ai đi kiện để lấy lại vài chục ngàn đồng, và đó là lý do chính để những kẻ như Vân tiếp tục giăng bẫy."Bạn muốn tự học qua mạng với những giáo trình, tài liệu của những trường ĐH nổi tiếng thế giới như Harvard, MIT, Oxford…? Không khó! Bạn chỉ cần đăng ký qua mạng và trả một số tiền nhỏ 50 USD/năm vào tài khoản, bạn sẽ được gửi tài liệu đến tận nhà"... Tin vào những dòng quảng cáo trên, có người đã đăng ký và trả tiền để nhận những tài liệu mà chỉ cần lên mạng bạn sẽ được tải về miễn phí."Còn thi cử hay kiểm tra bạn làm bài test, gửi đến email trên quảng cáo và đều nhận được thông báo đạt yêu cầu ngay ngày hôm sau, thi cũng vậy", nhưng bạn phải đóng thêm... 30 USD lệ phí để cuối cùng nhận ra rằng mình bị lừa. Đó là bởi những trường ĐH danh tiếng trên không hề có kiểu học, thi như vậy và toàn bộ đều bị “mượn đầu heo nấu cháo” với dòng chữ “Trường ĐH Hoa Kỳ chào đón và chúc mừng tân sinh viên gia nhập mái trường của chúng tôi”! Tra cứu mãi mới biết đây là một ngôi trường ảo, lừa khắp thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Chưa hiểu trường “ảo” này lừa được bao nhiêu người, nhưng trong vai một nạn nhân và kêu than lên diễn đàn, người viết cũng đã nhận được 4-5 lời đồng cảm cùng cảnh ngộ khác!